Nhà thép tiền chế đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng của kinh tế, đời sống và sản xuất. Dưới đây là những thông tin chi tiết về nhà tiền chế bạn cần biết.
Mục lục
Toggle1. Nhà tiền chế là gì?
Nhà tiền chế là một loại hình xây dựng có vỏ bọc bằng kim loại bao gồm khung kết cấu được làm bằng thép. Vì vậy còn có tên gọi là nhà thép tiền chế. Loại nhà này được lắp ráp, chế tạo theo kỹ thuật và bản vẽ kiến trúc được chỉ định sẵn. Các loại nhà khung thép tiền chế đều được xây dựng theo quy trình như sau: thiết kế, gia công cấu kiện và lắp ráp tại công trình.
Từ khi xuất hiện, nha tien che đã trở thành một khái niệm sản xuất mới thay thế sản xuất truyền thống. Đây được coi là một bước đột phá trong ngành xây dựng, đáp ứng một trong những tiêu chí quan trọng nhất của ngành đó là diện tích rộng, ít cột.

Hiện nay, chúng ta dễ dàng nhìn thấy nhiều công trình được xây dựng theo mô hình nhà tiền chế. Tiêu biểu có thể kể đến là kho xưởng, nhà trưng bày, nhà giữ xe, …
2. Nhà tiền chế có từ khi nào và phát triển ra sao?
Nhà tiền chế xuất hiện vào những năm 1700 tại Anh trong ngành nông nghiệp và sản xuất quần áo. Lúc này, người ta nhận ra nhà tiền chế ít tốn chi phí hơn nhà máy gạch và không dễ cháy như các loại nhà máy gỗ. Đặc biệt là những nhà xưởng sản xuất bông, đây là chất liệu rất dễ cháy nên càng nhận ra lợi ích của nhà tiền chế kim loại. Một công trình tiêu biểu của thời kỳ này là nhà máy Ditherington Flax Mill (thuộc Shrewsbury của Anh), đây là công trình đầu tiên xây bằng khung thép, được mệnh danh là “ông nội của nhà chọc trời”.
Đến đầu thế kỷ 19, nhà tiền chế đã xuất hiện ở New York, Mỹ. Với trình độ kỹ thuật của một cường quốc, nhà tiền chế ngày càng hoàn thiện các dầm sắt cuộn và bắt đầu phổ biến rộng rãi trên thế giới. Điển hình là công trình Wainwright ở St Louis Missouri sử dụng các khung chịu lực bằng thép.
Ở Việt Nam, nhà tiền chế xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Khi thực dân Pháp bắt đầu đô hộ, họ cũng xây dựng các công trình như nhà hát, rạp chiếu phim, các nhà máy sản xuất… Ngày nay, mẫu nhà tiền chế không chỉ dành cho mục đích nông nghiệp hoặc công nghiệp mà còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như cơ sở thương mại, tôn giáo, chăm sóc sức khỏe hay thậm chí là cơ sở giáo dục…
3. Cấu tạo cơ bản của nhà thép tiền chế
Cấu tạo chính của nhà tiền chế thường bao gồm 4 phần: nền móng, hệ khung chính, các phần kết cấu thứ yếu, hệ thống bao che. Theo đó, vật liệu chính để xây dựng nhà tiền chế đó là khung thép, tôn lợp mái và các loại tấm dùng để bao che.

Hệ thống nền móng: đây là kết cấu xây dựng nằm dưới cùng của công trình. Cũng như nhà bê tông cốt thép, nhà tiền chế cần được nâng đỡ bởi hệ thống nền móng chắc chắn và chất lượng để giữ sự vững chắc cho ngôi nhà.
Hệ khung chính: bao gồm cột, dầm, vì kèo thép. Hệ khung chính được làm từ cột thép tròn hoặc hình chữ H, dầm chữ I. Tất cả được kết nối với nhau bằng các bu lông cường độ cao cấp độ bền 8.8 hoặc 10.9 , các tai và bản mã liên kết.

Các phần kết cấu thứ yếu: bao gồm xà gồ, thanh chống, hệ giằng…
Xà gồ là một cấu kiện thép được mã kèm, thường có dạng chữ C, Z có tác dụng nâng đỡ mái hoặc đỡ tôn. Còn hệ giằng, thanh chống có tác dụng tăng sự ổn định của hệ khung kết cấu chính. Những bộ phận này tuy khối lượng không nhiều nhưng góp phần quan trọng tạo nên sự chắc chắn cho tổng thể công trình.
Hệ thống bao che: bao gồm tôn lợp mái, tôn bao che và vật liệu cách nhiệt. Ngoài công năng che nắng mưa thì hệ thống bao che còn rất hiệu quả trong việc chống nóng, chống ồn.
4. Ưu và nhược điểm của nhà thép tiền chế
Ưu điểm
Ưu điểm hàng đầu giúp nhà tiền chế ngày càng được ứng dụng rộng rãi đó là tiết kiệm được nhiều ngân sách so với nhà truyền thống. Trong đó việc tiết kiệm vật liệu xây dựng, thời gian và nhân công là những yếu tố nổi bật. Bởi vì nhà thép tiền chế được thiết kế trong thời gian rất ngắn. Các bộ phận được lắp ráp trước phù hợp với thông số kỹ thuật và được vận chuyển đến nơi chúng được lắp ráp.
Đáp ứng được nhu cầu diện tích sử dụng, không gian thoáng với các dải bước nhịp lớn cũng là điểm vượt trội của loại hình công trình này. Bên cạnh đó, quá trình lắp dựng nhà tiền chế cũng đơn giản và nhanh chóng, không ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết.

Ngoài ra, nhà tiền cho có tình đồng bộ khung thép cao, dễ mở rộng quy mô hoặc di dời công trình.
Cùng với hiệu quả kinh tế, các tòa nhà tiền chế là biện pháp thân thiện với môi trường để chống lại nóng lên toàn cầu.
Nhược điểm
Dù có nhiều ưu điểm nhưng chúng ta cũng cần phải quan tâm đến các nhược điểm có thể ảnh hưởng đến quá trình sử dụng nhà tiền chế, đó là:
Dễ bị ăn mòn hóa học.
Khả năng chống cháy thấp, nếu gặp nhiệt độ 500 – 600 độ C thì thép dễ bị chuyển thành nhựa.
Và chất liệu này sẽ bị biến đổi tính chất cơ lý trong thời gian sử dụng do khả năng dẫn nhiệt cao nhưng chịu nhiệt kém.
Ngày nay, để khắc chế các nhược điểm trên thì nhà tiền chế được phủ lớp chống cháy hiệu quả và phủ lớp sơn bên ngoài khung thép.

5. Các thông số kỹ thuật cơ bản
Một công trình xây dựng dù theo mô hình bê tông cốt thép hay tiền chế thì đều có rất nhiều loại thông số kỹ thuật. Tuy nhiên, có 5 thông số quan trọng nhất mà chúng ta cần biết đó là chiều cao, chiều dài, chiều rộng của công trình, độ dốc của mái và bước cột nhà thép.
Chiều cao: thông số này được tính bằng khoảng cách từ chân nhà lên đến điểm giao nhau giữa tường và mái tôn.
Chiều rộng: thông số này được tính bằng độ dài của mép tường bên này đến độ dài mép tường bên kia.
Chiều dài: thông số này được tính bằng khoảng cách giữa hai mép tường đối diện với nhau.
Độ dốc của mái: chính là nơi trực tiếp đón áp lực của nước mưa nên cần phải lựa chọn tỷ lệ thật hợp lý để đảm bảo nước mưa không đọng lại ở trên mái nhà. Độ dốc thích hợp nhất của mái nhà thép tiền chế là 15%.
Bước cột: là khoảng cách giữa 2 cột thép với nhau. Bước cột thưa hoặc gần là tùy thuộc vào mục đích sử dụng và diện tích nhà.
6. Nhà tiền chế có mấy loại?
Ở những thế kỷ trước, nhà tiền chế xuất hiện chủ yếu đáp ứng trong lĩnh vực sản xuất. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, ngày nay nhà tiền chế được ứng dụng trong nhiều phương diện của cuộc sống con người từ những mẫu nhà tiền chế đơn giản đến các công trình phức tạp với 4 loại cơ bản sau:
Nhà tiền chế công nghiệp: bao gồm các nhà kho, phân xưởng,… đáp ứng nhu cầu diện tích lớn, rộng và thoáng nhầm phục vụ tốt các quy trình sản xuất.

Nhà tiền chế dân dụng: đây là loại nhà tiền chế giá rẻ và đơn giản, được dùng để làm nhà ở, có mẫu mã đa dạng với chi phí phù hợp. Ngoài ra, quá trình thi công loại nhà này khá nhanh chóng, không mất quá nhiều thời gian.
Nhà tiền chế thương mại: là các cửa hàng tạp hóa, các cửa hàng tiện lợi, hay siêu thị, trung tâm thương mại,…
Nhà tiền chế quân sự: mục đích của loại nhà này nhằm phục vụ cho quân sự như các doanh trại. Mẫu nhà thép tiền chế quân sự đã xuất hiện từ thời chiến tranh thế giới thứ hai.
7. Làm nhà tiền chế có cần xin giấy phép xây dựng?
Đối chiếu với Luật Xây dựng, sửa đổi bổ sung năm 2020, nhà thép tiền chế không thuộc bất kỳ trường hợp nào về việc được miễn giấy phép xây dựng. Vì vậy, xây dựng nhà tiền chế chúng ta cần phải thực hiện đúng thủ tục để xin giấy phép.
Trường hợp không tuân thủ quy định, công trình không có giấy phép xây dựng theo quy định sẽ bị phạt theo khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng. Cụ thể sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng tùy vào quy mô và loại hình công trình.
8. Giá nhà khung thép tiền chế được tính như thế nào?
Hiện nay, chi phí thi công hoàn thiện nhà tiền chế dao động từ 2.800.000 đồng – 3.500.000/m2 tùy vào các loại hình và bảng vẽ chi tiết. Nhà tiền chế có nhiều loại, vì vậy để xác định được giá nhà tiền chế thì chúng ta cần phân tích một vài yếu tố cơ bản sau:
Quy mô, diện tích công trình: quy mô càng lớn thì giá thành xây dựng sẽ càng cao, bảng vẽ thiết kế có nhiều hạng mục chi tiết như thông khí, ánh sáng, lối đi , cầu thang… thì chi phí sẽ cao hơn những yêu cầu bình thường.

Vật liệu xây dựng: tùy vào yêu cầu sử dụng vật liệu mà có giá khác nhau. Ví dụ như vật liệu chống ăn mòn, cách âm, cách nhiệt, sử dụng tôn chống dột, tôn bắn vít bình thường, cửa lùa hay cửa sắt…
Chi phí nhân công: yếu tố này đi kèm với thời gian hoàn thành công trình mà chủ đầu tư mong muốn. Nếu hoàn thành sớm, phải cần nhiều nhân công thì chi phí sẽ cao hơn so với tiến độ bình thường.
Điều kiện thi công: yếu tố ảnh hưởng nhất đó là vị trí địa lý lắp đặt của nhà tiền chế. Nếu vị trí không thuận lợi cho quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc phục vụ xây dựng thì chi phí sẽ cao, điều này cũng gián tiếp ảnh hưởng đến giá thành xây dựng nhà thép tiền chế.
Như vậy, nhà tiền chế xuất hiện đã tạo nên một đột phá mới trong ngành xây dựng, giải quyết được nhiều bất cập trong ngành sản xuất công – nông nghiệp, đời sống, quân sự… mà nhà bê tông cốt thép còn nhiều hạn chế.
Video giới thiệu công trình nhà tiền chế đã hoàn thành và bàn giao cho khách hàng của Đại Nghĩa
Mỗi kiểu nhà tiền chế sẽ có những chi tiết bảng vẽ và quá trình lắp dựng khác nhau. Để được tư vấn chi tiết và giải đáp các vấn đề liên quan đến vị trí lắp dựng, thi công bảng vẽ, nguyên vật liệu và tiến độ thi công…, quý khách có thể liên hệ đến ĐẠI NGHĨA qua thông tin sau:
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐẠI NGHĨA
Địa chỉ: 989, Kha Vạn Cân, Phường Linh Tây, Thành Phố Thủ Đức
Hotline: 0939 288 996
Email: xaydungdainghia@gmail.com
Chúng tôi rất vui khi được đồng hành cùng quý khách hàng.